Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

CAO SU LY TÂM KHÔNG CÓ AMMONIA VÀ KHÔNG CÓ TMTD/ZnO (TZ)

Rubber Latex Technology – Volum 1. Copyright 2011 Rubber Industry Academy (TechnoBiz Communications Co., Ltd.)
Thông thường, mủ nước cao su thiên nhiên (Natural rubber latex) phải được bảo quản thích hợp để tránh sự đông tụ sớm và bị thối rữa chủ yếu là do tác động của nhiễm khuẩn. Cho đến nay, hệ thống bảo quản được sử dụng rộng rãi là hệ thống Ammonia (high ammonia hoặc low ammonia with TMTD/ZnO). Mặc dù các hệ thống này có hiệu quả nhưng chúng có một số vấn đề về Toxicity và có thể gây ra một số biến đổi các đặc tính của cao su ly tâm (NR Latex).
Một hệ thống bảo quản mới đã được phát triển để thay thế hệ thống Ammonia (Ammonia-based system). Các kết quả sơ bộ đã cho thấy rằng, hệ thống bảo quản mới có tên là “Hệ thống bảo quản tiên tiến Thái Lan” - TAPS (Thai Advanced Preservative System) rất có hiệu quả trong việc bảo quản và ổn định cao su ly tâm.
Bài giới thiệu này sẽ trình bày sản xuất cao su ly tâm không có Ammonia và TMTD/ZnO (TZ) ở quy mô thử nghiệm cũng như ứng dụng cho việc sản xuất núm vú cao su. Các kết quả đạt được cho thấy khả năng sử dụng TAPS ở quy mô thương mại như một hệ thống bảo quản mới cho chủng loại cao su ly tâm để sản xuất các loại sản phẩm thông thường và sản phẩm đặc biệt từ mủ nước.
Giới thiệu
Nói chung, mủ nước cao su thiên nhiên được lấy từ cây cao su có khuynh hướng không ổn định hoặc biến chất bởi sự đông tụ tự nhiên hoặc bị thối rữa do vi khuẩn hoặc vi sinh vật. Do đó, mục tiêu quan trọng của việc bảo quản cao su latex là ngăn chặn các quá trình này bằng các chất hóa học có chứa các chất chống vi trung và có chức năng bảo quản được cao su latex. Ammonia là một chất phụ gia được sử dụng rộng rãi trong sản xuất cao su latex HA (high ammonia) vì chi phí thấp đạt hiệu quả cao trong bảo quản cao su latex. Hơn nữa, sự kết hợp ammonia với các chất phụ gia khác như TMTD (Tetramethyl thiuramdisulfide) và ZnO (Oxit kẽm) có thể được sử dụng để giảm lượng ammonia trong latex có tên thương mại là Latex LATZ  (Low Ammonia with TMTD/ZnO). Mặc dù ammonia được sử dụng để bảo quản mủ latex rất có hiệu quả nhưng nó cũng có những điểm bất lợi chẳng hạn như dễ bay hơi do không đồng nhất với latex, mùi hăng rò rỉ gây ô nhiễm không khí, lượng ammonia cho vào liều cao sẽ đòi hỏi các quy trình phụ để loại bỏ ammonia trong quá trình sản xuất các vật phẩm. Hơn nữa, TZ có thể sản sinh ra Nitrosamine, một hợp chất gây ung thư, vì vậy nhiều quốc gia đã thực hiện các điều khoản pháp lý hoặc các quy định về việc sử dụng loại hóa chất này. Thêm nữa, TMTD có thể gây ra sự đổi màu của sản phẩm  latex. Trong một vài trường hợp, việc sư dụng ZnO làm mất tính ổn định của latex vì khi có oxit kẽm, latex có khuynh hướng đặc lại. Do đó, các nghiên cứu liên tục đã được đầu tư để tìm ra chất bảo quản mới tránh được các điểm bất lợi này.
Trong bài này, các hoạt động bảo quản mủ nước của hệ thống mới đang phát triển đã được nghiên cứu dựa trên sự đo lường lượng axit béo bay hơi (Volatile fatty acids – VFA) so với hệ thống bảo quản bằng ammonia. Hơn nữa, nghiên cứu sâu hơn về sản xuất mủ cao su ly tâm bằng máy ly tâm ở quy mô thí điểm và khả năng sử dụng của nó trong việc áp dụng để sản xuất núm vú cao su cũng đã được đầu tư.
Thí nghiệm
1.     Nguyên liệu:
Mủ nước được nhận từ vườn cây tại Suatthani, Thái Lan. Các chất thử khác được xếp loại phân tích.
2.     Các phân tích mủ nước:
Mủ nước sau khi cho vào chất bảo quản được lưu giữ một thời gian và xác định lượng axit béo bay hơi (VFA). Các đặc tính khác như TSC (Total solids contents), DRC (dry rubber contents), pH, Brookfield viscosity được đo theo phương pháp tiêu chuẩn ISO. Khả năng Zeta và mẫu cỡ nhỏ cũng được xác định tính chất keo.
3.     Sản xuất cao su ly tâm và các phân tích:
Để loại bỏ nước và các chất hòa tan trong nước từ mẫu cao su, 10 tấn mủ nước sau khi cho vào chất bảo quản và chất ổn định được cô đặc bằng bằng phương pháp ly tâm thông thường. Sau khi ly tâm sẽ thu được cao su cô đặc và các đặc tính của chúng, chẳng hạn như TSC, DRC, Alkalinity, MST, VFA, KOH, sự đông tụ (coagulum), pH và Brookfield viscosity được đo lường so với hệ thống ammonia. Cytotoxicity của cao su ly tâm cũng được test bằng nguyên bào sợi của chuột (mouse fibroblast) L929.
4.     Tiền lưu hóa latex, nhúng và test độ căng:
Sau khi ly tâm, cao su mủ nước được xác định như một hỗn hợp latex khi nó được trộn với sự phân tán của chất lưu hóa (Sulfur, ZnO, chất gia tốc như ZDEC), chất chống oxy hóa (antioxidant), và chất phụ gia như chất có hoạt tính bề mặt (surfactant), chất ổn định (stabilizer), chất nhuộm (pigment) v. .v. . Phản ứng tiền lưu hóa được hướng dẫn ở mức 50OC trong 30 – 50 giờ cho đến khi nó có % độ phồng trong Toluene khoảng 88 – 92%. Cao su latex tiền lưu hóa được dùng để sản xuất núm vú cao su bằng phương pháp nhúng nhiệt.
Các mẫu núm vú cao su là cùng một nhóm hàng plastic phụ thuộc vào mức độ bắt buộc đo lường bằng cách sử dụng máy kiểm tra phổ biến.
Kết quả và thảo luận
1.     Bảo quản mủ nước:
Vì sự biến chất của mủ nước do nhiễm khuẩn cấu thành nguyên nhân hình thành chuỗi ngắn axit béo bay hơi (VFA) cũng như do sự giảm giá trị pH trong cao su. Trị số VFA là số đo quan trọng về mức độ hư hỏng và sự ổn định của latex. Để so sánh hiệu quả của chất bảo quản mủ nước trị số VFA của mủ nước qua hệ thống xử lý bằng ammonia và xử lý bằng hệ thống TAPS được xác định trong bảng 1:
Bảng 1
Trị số VFA của mủ nước bảo quản bằng ammonia và TAPS theo thời gian
Hệ thống
VFA number

1 ngày
2 ngày
14 ngày
21 ngày
30 ngày
45 ngày
LATZ
0.01
0.02
0.02
0.02
0.03
0.03
HA
0.01
0.01
0.02
0.02
0.03
0.03
TAPS
0.02
0.02
0.02
0.03
0.03
0.03

Mặc dù người ta nhận thấy rằng, mủ nước nếu không sử dụng chất bảo quản sẽ bị đông tụ trong vòng 1 ngày hoặc ngắn hơn, nếu dùng chất bảo quản bằng hệ thống HA, LATZ và TAPS thì sự đông tụ sẽ không xảy ra trong vòng hơn 30 ngày. Các kết quả này liên quan đến trị số VFA trong quá trình sản xuất mà thấp nhất là thấp hơn 0.08. Do đó, có thể suy ra rằng sự bảo quản mủ nước là rất quan trọng và điều này có thể thực hiện bằng cách sử dụng hệ thống Ammonia hoặc TAPS. Có thể lưu ý rằng kết quả của hệ thống chất bảo quản mới có thể ngăn chặn quá trình mất ổn định của mủ nước ngay cả khi được lưu trữ trong thời gian dài. Các đặc tính cơ bản của mủ nước bảo quản bằng ammonia và TAPS được so sánh trong bảng 2 như sau:

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

cao su tổng hợp nhân tạo sbr 1502 kumho

CTY TNHH TM DV THIÊN THIÊN PHÁT cần tìm đối tác tiêu thụ sản phẩm cao su nhân tạo  sbr 1502 của nhà máy Kumho Korea, mọi chi tiết vui lòng liên hệ (08) 39212123, 0988 518 535